I/ Từ tâm ở đâu? Bi tâm ở đâu?
Trong bài kinh Bệnh, số 46 thuộc Tương Ưng IV, có câu chuyện kể rằng: Đức Phật khi vừa được nghe chúng Tỳ-kheo báo tin có một tân Tỳ-kheo đang bị bệnh; thì vừa nghe đến chữ “mới” và “bệnh”, Ngài liền đến tận nơi thăm hỏi, sách tấn, giáo giới.
Còn trong tạng Luật, phần Đại Phẩm, chương Da Thú cũng ghi rõ, Đức Phật khi vừa hay tin vị Tỳ-kheo Sona vì quá tinh tấn, đi kinh hành cả đêm đến độ đôi chân rớm máu rồi lui sụt ý chí; Ngài cũng tức khắc đến tận nơi khuyên ngăn và chỉ dạy cho Tỳ-kheo Sona thế nào là sự tinh tấn phải luôn đi kèm với trí tuệ.
Thậm chí có lần Ngài và Tôn giả Ananda còn tự tay tắm rửa cho một vị Tỳ-kheo bị bệnh kiết lỵ, suy kiệt không tự chăm sóc được mình, rồi sau đó Ngài dạy cho đồ chúng phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau (Tạng Luật, Đại Phẩm VIII.166).
Không chỉ có bấy nhiêu, trong Kinh và Luật Pali nguyên thủy còn có rất nhiều những sự quan tâm và chỉ dạy tận tình của Đấng Ân Sư Từ Phụ. Vì sao Đức Phật làm như vậy? Vì nơi Đức Phật là cả một tấm lòng Từ Bi vô thượng và giáo pháp của Ngài cũng thấm đượm một tinh thần Từ Bi vô lượng.
Trong khi đó, một người tự xưng là đệ tử chân truyền của Đức Phật là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) lại mặc nhiên tọa thị để cho Huệ Khả phải đứng dầm mình trong tuyết giá ngập gối; và lại còn chờ cho đến khi Huệ Khả phải chặt cánh tay mình dâng lên, lúc ấy mới cả cười rồi mới chịu ban cho giáo pháp. Vậy thử hỏi: Từ tâm của Bồ Đề Đạt Ma ở đâu? Bi tâm của Bồ Đề Đạt Ma ở đâu?
Chín năm diện bích chứ chín mươi năm, chín trăm năm, chín ngàn năm ngồi tiếp vách của Bồ Đề Đạt Ma liệu còn có nghĩa lý gì, một khi quay ra với một tâm không biết Từ, một lòng không biết Bi? Tu luyện mà không có lòng Từ Bi thì quý vị hiểu Bồ Đề Đạt Ma thuộc loại gì rồi!
Một giáo pháp được truyền trao từ một kẻ không có lòng Từ Bi, hẳn giáo pháp đó cũng không thể có được lòng Từ Bi. Một giáo pháp không có lòng Từ Bi là giáo pháp đứng ngoài phạm vi nền đạo đức nhân bản. Đứng ngoài phạm vi nền đạo đức nhân bản là một giáo pháp phi đạo đức, mà đã phi đạo đức thì còn gì là chánh pháp.
II/ Yêu quái vô đạo đức
Chúng ta hãy hình dung Nhị tổ Huệ Khả của Thiền Tông được gặp chính Đức Phật. Hẳn, Đấng Từ Phụ đã không nỡ để cho Huệ Khả phải đứng dầm mình trong tuyết giá ngập gối và lại càng không để cho Huệ Khả phải thể hiện cái hữu-dõng-vô-trí chặt cánh tay mình.
Huệ Khả chỉ cần nhiễu ba vòng, vai phải hướng về Ngài để tỏ lòng tôn kính, đảnh lễ, rồi ngồi thấp xuống một bên như một người con và hỏi:
_ Bạch Thế Tôn, tâm con bất an xin Ngài an tâm cho.
Đức Phật trả lời:
_ Ngươi hãy đem giới hạnh của ngươi ra đây, Ta sẽ an tâm cho. Như Ta đã ấn chứng trong Kinh Trạm Xe: Giới Thanh Tịnh sẽ đưa đến Tâm Thanh Tịnh. Tâm Thanh Tịnh chính là cái tâm an của ngươi đó (Trung Bộ 1, số 24).
Rõ ràng giới của Huệ Khả không thanh tịnh nên tâm Huệ Khả không thanh tịnh. Tâm Huệ Khả không thanh tịnh nên tâm Huệ Khả mới bất an như vậy. Không thấy rõ chỗ vô giới luật của học trò để dạy cho y từ giới luật dạy đi là một tổ sư vô trí tuệ. Đó là tội thứ hai của Bồ Đề Đạt Ma.
Như Đức Phật đã dạy: trí tuệ ở đâu, giới luật ở đó; không có trí tuệ, cũng không thể giữ giới luật cho thanh tịnh. Đó là tội thứ ba của Bồ Đề Đạt Ma.
Giới không thanh tịnh thời tâm cũng không thanh tịnh. Tâm không thanh tịnh, tâm cũng bất an. Tâm bất an mà đã đi dạy pháp an tâm cho người là một tổ sư lừa bịp. Đó là tội thứ tư của Bồ Đề Đạt Ma.
Một kẻ không có lòng Từ Bi, không có trí tuệ, không có giới hạnh, lừa bịp; nếu không phải là thứ yêu quái vô đạo đức thì còn là gì nữa?
Trong các bản kinh Pali nguyên thuỷ, những lời dạy của Đức Phật Thích Ca đều rõ ràng, cụ thể, trình tự, thiết thực hiện tại, đến để mà thấy, không có thời gian, chỉ có người trí mới tự mình giác hiểu.
Trước sau như một, Diệu Pháp ấy luôn nhắm vào một mục tiêu tối thượng: Lấy Thánh Giới Luật tạo một nếp sống làm chủ bản năng dục, tức làm chủ khổ.
Trên nền tảng Thánh Giới Luật dùng 37 Phẩm Trợ Đạo tách tâm ra khỏi dục tức ly dục, tức ly khổ.
Chỉ với một tâm ly dục mới tạo được sức mạnh Tứ Thiền, bằng trí tuệ Tam Minh đập vỡ bản năng vô minh tức diệt dục, tức diệt khổ, cùng với lõi cây Tâm Bất Động phi thời gian.
Chứ không bao giờ mơ hồ, trừu tượng theo cái kiểu “Ngươi hãy đem tâm ra đây ta an cho”; và đến khi tìm tâm không thấy lại ngang xương bảo rằng “ta đã an tâm cho nhà ngươi rồi”!
Cứ cho rằng Huệ Khả là một kẻ siêu phàm xuất chúng, đã lĩnh ngộ và chứng đạt được pháp an tâm trong cái gọi là “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật”; thời với cái ‘tâm an’ đó, với cái ‘Phật tánh’đó, đến lượt mình Huệ Khả cũng sẽ an nhiên tọa thị để cho đứa học trò phải đứng dầm mình trong tuyết giá ngập gối và cũng chờ cho đến khi nó phải chặt cánh tay dâng lên mới chịu ban cho giáo pháp.
Học trò của mình mà còn không thương, vậy còn biết thương đến ai! Thử hỏi cái ‘tâm an’ đó, cái “Phật tánh” đó, nào có hơn gì với cái thú tánh của Hitler khi y cũng thản nhiên vô-tâm-như-không ngồi nhìn hàng triệu người Do Thái khổ đau trong các trại tập trung, trong các lò hơi ngạt?
Những câu chuyện đại loại như vậy chúng ta gặp rất nhiều trong Phong Thần, Lương Sơn Bạt, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thiếu Lâm Trường Hận... Xét cho cùng, nó chỉ có giá trị về mặt văn học để phản ánh về sự dã man và ngu dốt của con người.
III. Cao thượng và hạ liệt
Như Đức Phật đã dạy rõ trong bài Kinh Mười Lực (Tương Ưng Pali 2, trang 57): chỉ có cái cao thượng mới đạt được cái cao thượng và cũng chỉ có cái hạ liệt mới đạt được cái hạ liệt, chứ không bao giờ với cái hạ liệt lại đạt được cái cao thượng.
Cái cao thượng ở đây là một chánh pháp diệt khổ cho mình, cứu khổ cho người, được đặt vững chắc trên nền tảng đạo đức nhân bản của lòng Từ Bi.
Cái cao thượng ở đây là sự tinh tấn của bậc đại trí luôn biết ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện tức Chánh Tinh Tấn. Và nếu có vì tinh tấn phải chịu đau khổ, như Đức Phật đã dạy “Đó phải là đau khổ của bậc Thánh”, tức đau khổ cho dù đến thịt nát xương tan cũng quyết không hề lui bước, để mặt đối mặt, lấy trí tuệ chiến đấu và chiến thắng với chính bản năng dục của mình; chứ không phải lấy đau khổ để xin xỏ một điều gì, ở bất kỳ ai như một kẻ nô lệ cho tôn giáo.
Cái hạ liệt ở đây là sự thản nhiên vô-tâm-như-không trước đau khổ của kẻ khác. Thậm chí lại còn cười lên thích thú trước cảnh máu chảy thịt rơi của người như những tay giang hồ thảo khấu, như loài lang sói say máu con mồi.
Cái hạ liệt ở đây là sự cuồng tín của kẻ ngu phu, chưa tìm hiểu kỹ điều gì đã vội hủy hoại thân mạng mình; đã vô trí để không hiểu được rằng Phật Pháp khó gặp, ma qủy nhiều hơn Phật mà cứ hồ đồ chặt tay, chặt chân như thế thì chỉ làm tổ cho ma đưa lối, quỷ đưa đường.
Chẳng lẽ, cứ như vậy, đến ông thầy thứ năm chỉ còn lại cái đầu cũng chặt nốt dâng lên cầu đạo hay sao? Đạo đó cũng chỉ là đạo ma, đạo quỷ chứ không phải Chánh Đạo của Đức Phật.
Một đàng vô từ tâm, một đàng vô trí tuệ gặp nhau, đó không phải là cái trực giác của những bậc Thánh nhân khi nhận ra nhau, mà đó chỉ là sự trực nhận của “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” mà thôi!
Cho nên, với cái hạ liệt đó, một kẻ đã bị vua quan nhà Lương, tà tín đến như vậy, còn biết khinh bỉ tống cổ trục xuất khỏi lãnh thổ, còn một kẻ phải chết thảm thương trong ngục tù tăm tối của cuộc chiến tranh giành tông phái.
Chỉ có những ai mê tín mới tin theo ngụy thuyết của đám môn đồ rêu rao rằng đó là các hoạn nạn của những bậc thánh nhân đã chứng đạo. Nếu cứ lấy các hoạn nạn kiểu đó để minh chứng cho sự chứng đạo của các thánh nhân, rồi đây tất cả các nhà tù sẽ biến thành những thánh đường để cho những thánh-nhân-hạ-liệt-vô-tâm ấn chứng cho những thánh-nhân-hạ-liệt-vô-trí chứng đạo. Đạo đó cũng chỉ là một phường đạo tặc!
Một sự ấn chứng rõ ràng trong Đạo Phật được mọi người dễ dàng nhận ra: đó là một nếp sống làm chủ bản năng dục, làm chủ mọi ham muốn; là một cuộc sống ly dục, ly mọi ham muốn thế tục.
Nếu không thực hiện được nếp sống đó, cuộc sống đó; thời tất cả chỉ là những kẻ ngoại đạo giả danh đệ tử Phật để được ung dung ngồi đớp hít của đàn na tín thí.
IV/ Dấu ấn của sự đô hộ về tôn giáo
Ngày nay, ngay tại chính Trung Quốc, nơi đẻ ra Thiền Tông, chẳng ai còn tìm gặp được một vị thiền sư thõng tay chăn trâu nào cả. Còn trong các nước Phật giáo Nguyên thuỷ, mọi người đều hiểu rõ cái hạ liệt ấy không hơn gì một chiếc giầy cũ rách.
Thế nhưng, ở nhiều nơi, chiếc giầy cũ rách ấy cùng với chủ nhân của nó lại được trưng lên bàn thờ lễ lạy. Trong thiền đường vẫn còn có kẻ nhắm mắt đốt đầu, đâm chân chống ngủ, hoặc lại lấy thiền trượng nện nhau để sách tấn nhau cố mà hít hà chút hương vị giải thoát vô thường của nó.
Tại một thiền viện lớn phía nam Việt Nam, trên đường đi Vũng Tầu, còn có cả một ngôi nhà tổ đồ sộ nguy nga với bức tượng bằng đá hoa cương trắng to lớn mắc tiền của vị tổ sư đứng ngạo nghễ nhìn đời với đôi mắt hung-thần-quang cùng với chiếc giầy cũ rách của ông ta (Theo Nhân Tướng Học người có đôi mắt trắng dã là kẻ cực ác)
Một nhà sư đã khoe với chúng tôi, họ đã phải lao động suốt ngày đêm để hoàn thành ngôi nhà Tổ với một thời gian kỷ lục. Chúng tôi không biết trong cái thời gian kỷ lục ấy có bao nhiêu nhà sư đã chứng được cái “tâm an”, cái “Phật tánh”, nhưng tôi biết chắc chắn rằng những người đứng ra chủ trương và chỉ đạo công trình đã có được cái vô-tâm-như-không trước sự lao nhọc ngày đêm của đám môn đồ.
Thật là ngậm ngùi thương cảm cho những em thiếu nhi Việt Nam! Bởi, sẽ tốt hơn nhiều lần, nếu như với số tiền đó, với công sức đó người ta có thể xây dựng cho các em một bệnh viện có đến hằng trăm giường, để trong cơn đau vật vã được xoa dịu, sẽ có em còn biết đến thế nào là lòng Từ Bi của Đức Phật.
Thế nhưng, giờ đây, trong số các em, sẽ có em nắm lấy tay cha để hỏi về bức tượng bằng đá hoa cương trắng to lớn mắc tiền của người đứng ngạo nghễ nhìn đời với đôi mắt hung-thần-quang kia là ai. Và thế là cha chúng lại kể cho chúng nghe về vị siêu-thánh-vô-tâm-như-không trước đau khổ của kẻ khác, thậm chí còn cười lên thích thú trước cảnh máu chảy thịt rơi của người.
Để rồi, trong trí tưởng tượng của em sẽ có cả một ước mơ: sau này dù có phải hủy hoại thân mạng mình, em cũng cố chứng cho được cái tâm an, cái Phật-tánh để mọi người dựng tượng em như tượng vị tổ sư vô-tâm-như-không kia.
Nhưng dù sao, Phật giáo Việt Nam vẫn còn may mắn vì có ngài Thường Chiếu. Đã có lần vị đệ tử là Thần Nghi hỏi Ngài, “Bạch Hoà thượng, khi 100 tuổi Hoà thượng thế nào?”. Ngài khẳng khái trả lời, “Ta tịch như người thường”.
Thần Nghi thắc mắc hỏi tiếp, “Thế còn chuyện Bồ Đề Đạt Ma thì sao?”. Ngài dõng dạc tuyên bố, “Chỉ là bọn đại bịp. Một con chó sủa, một bầy chó sủa hùa theo!”. Còn ai có đủ tư cách làm chứng nhân cho Thiền Tông hơn là ngài thiền sư Thường Chiếu của Việt Nam chúng ta, hỡi các Phật tử?
Vả lại, khi xưa, nhờ Thiền Tông nên tổ Lâm Tế, tổ Vân Môn mới biết vô phân biệt “Bụt và cục cứt khô”, “Bụt là que chùi đít”, Triệu Châu thừa nhận ‘con chó có Phật tánh’; vậy sau này Thường Chiếu có vô phân biệt Bồ Đề Đạt Ma cùngcác Thiền sư với những con chó rừng, thử hỏi điều này có gì là quá đáng?
Và đây mới chính là pháp môn “Hồi quang phản chiếu” dành cho các con cẩu hoang huênh hoang tưởng mình là sư tử.
V/ Tà pháp, tà tinh tấn, tà định, tà tuệ, tà giải thoát
Này các em bé ôm ước mơ làm thiền sư, mong các em hãy tìm hiểu kỹ trước khi mơ ước kẻo lại trở thành một Huệ Khả cuồng tín thứ hai.
Một giáo pháp dù có lý luận cao siêu đến đâu chăng nữa, nhưng nếu không có lòng Từ Bi và càng tinh tấn trong đó người ta càng lao nhọc khổ sở, giáo pháp đó Đức Phật gọi là tà pháp, sự tinh tấn đó Đức Phật gọi là tà tinh tấn.
Nếu có định trong đó, Đức Phật gọi là tà định. Nếu có trí tuệ trong đó, Đức Phật gọi là tà tuệ. Nếu có giải thoát trong đó, Đức Phật gọi là tà giải thoát.
Mong các em hãy nhớ kỹ cái dòng truyền thừa ấy, từ ông tổ lấy “tâm tìm tâm” đến người con trai mù chữ “chẳng niệm thiện - niệm ác”, đến đứa cháu ngoại lai “biết vọng liền buông”; tất cả chỉ là một dòng tông phả của “lấy tâm quán tâm”.
Theo nguyên lý vận hành của tâm, trong một khoảnh khắc (sat-na) tâm chỉ có một ý niệm, khi tập trung tâm vào một đề mục này thì các đối tượng khác sẽ vắng mặt. Chính vì thế cứ “lấy tâm quán tâm” như vậy sẽ đến lúc cái biết tức ý thức tách rời khỏi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Nói theo Đại Kinh Phương Quảng (Trung Bộ 1 Pali, số 43) đó là lúc “ý thức tách rời khỏi năm căn”.
Ý thức tách rời năm căn là điều kiện để cho tưởng thức hoạt động, như khi em ngủ mới có mộng tưởng; khi em chăm chú học bài, trả bài là lúc tưởng nhớ đang hoạt động; khi em tập trung giải đáp câu đố là tưởng tuệ đang phát khởi.
Giữ chặt tưởng thức trong một trạng thái nhất tâm sẽ có định. Tất cả các loại định của tưởng ở bậc một, Đức Phật gọi chung là Hư Không Vô Biên Xứ Định, tức nó đã rơi vào hệ thống Bốn thiền vô sắc của ngoại đạo. Cho nên, nó mới là tà định.
(Chính vì rơi vào tà định Hư Không Vô Biên Xứ và lại bị dẫn dụ bởi các kinh luật luận ngụy tạo nên các thiền sư một mặt dám quay lưng phỉ báng Đức Phật, nhưng mặt khác lại chổng khu bái lạy cái ‘tánh không’ và Bát nhã kinh tâm của các luận sư Bà La Môn gián điệp. Tất cả đã trở thành đàn nai ngây thơ, bị ác ma lừa bịp để rồi phải tự huỷ diệt chính mình, đúng như lời tiên tri của Đức Phật trong bài kinh Song Tầm, Trung Bộ Pali.)
Có định tưởng, thời sẽ có tuệ tưởng. Trí tuệ đó, cùng lắm, chỉ có thể lý giải được những công án thiền hoặc những ẩn dụ trong mớ kinh văn do người đời sau viết ra mạo danh Phật thuyết.
Tưởng tuệ đó, cùng lắm, cũng chỉ có thể vẽ ra những thiền ngữ mơ hồ trừu tượng, hý luận viển vông; hoặc thể hiện qua những hành động bất bình thường của các thiền sư.
Nguyên nhân là do cưỡng chế ý thức quá mạnh và liên tục khiến tưởng thức bộc phát mất quân bình. Tất cả cũng chỉ là một dạng của chứng bệnh hoang tưởng hoặc tâm thần phân liệt. Cho nên, nó mới là tà tuệ
Tưởng uẩn là vô thường, định của tưởng uẩn cũng vô thường, tuệ của tưởng tri cũng vô thường, trạng thái giải thoát có được từ xúc tưởng hỷ lạc mang lại cũng vô thường. Cho nên, nó mới là tà giải thoát.
Với tà pháp, tà tinh tấn, tà định, tà tuệ, tà giải thoát nhưng lại đi nói chuyện diệt trừ tham sân si, “thõng tay vào chợ” thì đó có phải là chuyện lông rùa, sừng thỏ, rắn lại có chân không em?
Chỉ cần nhìn vào những nhà thờ Tổ đồ sộ nguy nga, những bức tượng Phật khổng lồ được làm bằng biết bao nhiêu giọt mồ hôi, công sức, xương máu của bao thế hệ Phật tử, mà có lẽ đến Tần Thủy Hoàng còn phải ganh tỵ, cũng đủ thấy những bằng chứng cụ thể tố cáo cho những tham vọng ngông cuồng của những nhà sư “thõng tay vào chợ”, “tự tại vô ngại” trước sự lao nhọc của người khác.
Những công trình to lớn ấy chỉ có giá trị về mặt kinh tế nhằm thu hút khách du lịch. Còn trước lẽ vô thường, Đạo Phật không phải để lại cho thế hệ đời sau những ngôi chùa to, Phật lớn sặc mùi tôn giáo; mà để lại cho đời một nền đạo đức nhân bản vĩ đại với hai chữ Từ Bi.
Xin em hãy nhớ kỹ cho điều đó và hãy gìn giữ thể hiện nó trong từng ý nghĩ, lời nói, hành động của em. Để với Từ Tâm biến mãn em phải biết thương mình, thương người; không làm khổ đau cho mình, đừng gây khổ đau cho người.
Để với Bi Tâm biến mãn em phải thấu rõ nỗi đau khổ của mình, thấu cảm với nỗi đau khổ của người để nỗ lực hướng đến làm lợi ích cho mình, lợi ích cho tất cả mọi người, cho cả hai, cho toàn thế giới (kinh Nikaya).
Có như vậy em mới chính là người con ưu tú được sinh ra từ miệng Như Lai, mới đích thực là người đệ tử chân truyền đã được Đức Phật gởi trao cho tấm-y-của-lòng-Từ, cái-bát-của-lòng-Bi.
Chứ không phải cái kiểu vô tâm như không trước đau khổ của kẻ khác, chặt tay chặt chân cầu đạo; sáu thời chỉ biết nghiến răng nghiến lợi lấy tâm nhìn tâm, mọi vọng đều buông, vô suy vô nghĩ, chẳng khác nào như những con trâu con bò vô tư bên cạnh đồng loại của mình, được cho một nhúm cỏ để bị bắt cột cổ kéo xe, suốt ngày chỉ còn biết khoanh chân thẳng lưng nhơi đi nhơi lại mãi đờm dãi của chính mình.
VI/ Một Chánh Pháp vĩ mô về mặt hệ thống, vi mô về mặt kết cấu, vi tế đến từng chi tiết
Với tà pháp, tà tinh tấn, tà định và tà tuệ của mình, những kẻ “giáo ngoại biệt truyền” chưa chi đã tự thỏa mãn với thứ tà giải thoát của xúc-tưởng-hỷ-lạc rồi vội cho đó là ‘Phật tánh’, là sự chứng đạo; thời làm sao họ biết được cái tà pháp “LẤY TÂM QUÁN TÂM” ấy chính là sự xuyên tạc hết sức thô thiển và ngu dốt trước hệ thống “QUÁN TÂM TRÊN TÂM” của Đức Phật.
-- Những kẻ đã “giáo ngoại biệt truyền” thời làm sao biết được thế nào là QUÁN TÂM VÔ THAM TRÊN TÂM THAM để đối trị, vô hiệu hoá, tiêu diệt tâm tham.
-- Làm sao biết được thế nào là QUÁN TÂM VÔ SÂN TRÊN TÂM SÂN để đối trị, vô hiệu hoá, tiêu diệt tâm sân.
-- Làm sao biết được thế nào là QUÁN TÂM VÔ SI TRÊN TÂM SI để đối trị, vô hiệu hoá, tiêu diệt tâm si.
-- Làm sao biết được thế nào là QUÁN TÂM TRÊN NỘI TÂM, QUÁN TÂM TRÊN NGOẠI TÂM, QUÁN TÂM TRÊN NỘI NGOẠI TÂM và mục đích để làm gì?
-- Làm sao biết được thế nào là QUÁN TÁNH SANH KHỞI TRÊN TÂM, QUÁN TÁNH DIỆT TẬN TRÊN TÂM, QUÁN TÁNH SANH DIỆT TRÊN TÂM và mục đích để làm gì?
-- Làm sao biết được hệ thống quán tâm trên tâm đó phải kết hợp như thế nào với các hệ thống QUÁN THÂN TRÊN THÂN, QUÁN THỌ TRÊN THỌ, QUÁN PHÁP TRÊN PHÁP mới tạo thành được hệ thống BỐN NIỆM XỨ.
-- Làm sao biết được do đâu chỉ có duy nhất thanh gươm trí tuệ Bốn Niệm Xứ mới đoạn dứt được mọi KIẾT SỬ và đoạn trừ NĂM TRIỀN CÁI, để đúng như Đức Phật đã từng tuyên bố: “Bốn Niệm Xứ là con đường ĐỘC NHẤT đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh” (Kinh Niệm Xứ, Trung bộ 1); “Chừng nào Bốn Niệm Xứ còn được tu tập, chừng đó chánh pháp còn tồn tại” (Tương Ưng 5, trang 183).
-- Làm sao biết được hệ thống Bốn Niệm Xứ phải kết hợp như thế nào với các hệ thống BỐN CHÁNH CẦN, BỐN NHƯ Ý TÚC, NĂM CĂN, NĂM LỰC, BẢY GIÁC CHI, TÁM CHÁNH ĐẠO mới tạo thành hệ thống BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO?
-- Làm sao biết được hệ thống Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo đã hỗ trợ cho công cuộc TU ĐẠO và HÀNH ĐẠO như thế nào?
-- Làm sao biết được hệ thống Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo phải kết hợp như thế nào với các hệ thống THÂN HÀNH NIỆM, ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ, HỘ TRÌ CÁC CĂN, ĐẨY LUI CHƯỚNG NGẠI PHÁP mới tạo thành được hệ thống SƠ THIỀN?
-- Làm sao biết được hệ thống Sơ Thiền phải kết hợp như thế nào với các hệ thống NHỊ THIỀN, TAM THIỀN, TỨ THIỀN mới tạo thành hệ thống TỨ THÁNH ĐỊNH?
-- Làm sao biết được do đâu chỉ có duy nhất hệ thống Tứ Thánh Định mới đủ điều kiện nằm trong hệ thống TAM VÔ LẬU HỌC, tức hệ thống Thánh Giới Uẩn, hệ thống Thánh Định Uẩn, hệ thống Thánh Tuệ Uẩn?
-- Làm sao biết được thế nào là vai trò nền tảng, cơ bản, quyết định của hệ thống THÁNH GIỚI UẨN đối với hệ thống THÁNH ĐỊNH UẨN?
-- Làm sao biết được thế nào là vai trò nền tảng, cơ bản, quyết định của hệ thống THÁNH ĐỊNH UẨN đối với hệ thống THÁNH TUỆ UẨN, tức hệ thống TAM MINH?
-- Làm sao biết được làm thế nào để tâm ly được dục, ly bất thiện pháp tức ly được khổ? Và thế nào là HỶ LẠC DO LY DỤC sanh có tầm có tứ của SƠ THIỀN?
-- Làm sao biết được do đâu và vì sao tầm tứ được tịnh chỉ? Và thế nào là HỶ LẠC DO ĐỊNH sanh không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm của NHỊ THIỀN?
-- Làm sao biết được do đâu và vì sao phải ly hỷ, trú xả? Và thế nào là thân cảm được sự LẠC THỌ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú của TAM THIỀN?
-- Làm sao biết được do đâu và vì sao phải xả lạc, xả khổ, diệt được hỷ ưu đã cảm thọ trước? Và thế nào là trạng thái KHÔNG KHỔ, KHÔNG LẠC, XẢ NIỆM THANH TỊNH của TỨ THIỀN - tức diệt khổ nơi TÂM lẫn diệt khổ nơi THÂN?
-- Làm sao biết được thế nào là TÂM ĐỊNH TRÊN THÂN và THÂN ĐỊNH TRÊNTÂM, và chính lúc đó bằng cách nào lại hướng tâm được đến TAM MINH?
-- Làm sao biết được Chánh Pháp vi diệu là ở chỗ thực hiện được những điều kỳ diệu đó lại không hề thấy khó khăn, mệt nhọc, phí sức; và càng tinh tấn trong đó người ta càng cảm thấy KHINH AN NƠI THÂN và HỶ THỌ NƠI TÂM?
-- Làm sao biết được toàn bộ hệ thống đã được kết cấu như thế nào bằng hai chuỗi sợi dây ngọc bích CHỈ và QUÁN?
-- Làm sao biết được toàn bộ hệ thống đã được vận hành như thế nào dựa trên thứ nhiên liệu vô giá là NHƯ LÝ TÁC Ý?
-- Làm sao biết được khi toàn bộ hệ thống vận hành cũng chính là sự chuyển hoá hết sức tuyệt diệu từ lòng TỪ BI BIẾN MÃN của người CƯ SĨ, tức giúp mình giúp người đoạn tận thực tại khổ đau của sầu, bi, khổ, ưu, não; tiến đến thực hiện lòng TỪ BI TỐI THƯỢNG của vị TỲ KHEO, tức gíúp mình giúp người đoạn tận chân lý khổ đau của Sanh, Già, Bệnh, Chết?
-- Làm sao biết được còn BIẾT BAO NHIÊU ĐIỀU TINH TẾ KHÁC NỮA?
Một giáo pháp VĨ MÔ VỀ HỆ THỐNG, VI MÔ VỀ KẾT CẤU, VI TẾ ĐẾN TỪNG CHI TIẾT đến như vậy, còn có chỗ đâu để dành cho cái thứ thiền định tưởng ngang xương thô thiển, mới chỉ có biết “trực chỉ chân tâm” mà đã đòi “kiến tánh thành Phật”. “Phật” đó cũng chỉ là “Phật tưởng” chứ không phải Đức Phật của Tam Minh.
Một giáo pháp đến Đức Thế Tôn khi vừa thành đạo còn quỳ xuống đảnh lễ tôn vinh, giáo pháp ấy không phải để dành cho những kẻ vô tâm, vô trí, tục tử võ biền, sống bất cần giới, phá giới, bẻ vụn giới, phát triển giới theo chiều bản năng dục hiểu cho được.
Chính vì không hiểu nổi nên Thiền Tông mới dám mạo danh vỗ ngực xưng tên là “Tối thượng thừa thiền”; là “Đại thừa thiền”, là “Như lai thiền” (sic). Tệ mạt hơn nữa lại còn dám xấc láo quay lại phỉ báng Tứ Thiền của chính Đức Phật là phàm phu thiền, là Tiểu thừa thiền, là ngoại đạo thiền (?!).
Nếu còn một Diêm vương sứ giả nào dám NGU LÁO đến như vậy, hãy tự tri trả lời xem thử:
-- Nhờ đâu Phật chứng đắc TAM MINH? Có phải nhờ Tứ Thiền không? (Kinh Saccaca)
-- Từ đâu Phật thể nhập NIẾT BÀN? Có phải từ Thiền Thứ Tư không? (Kinh Bát Niết Bàn)
-- Có biết đã bao nhiêu lần Đức Phật đã minh định TỨ THIỀN - TỨ THÁNH ĐỊNH LÀ CHÁNH ĐỊNH không? Chánh Định có phải nằm trong TÁM CHÁNH ĐẠO? Tám Chánh Đạo có phải là ĐẠO ĐẾ không? Đạo Đế có phải là CHÂN LÝ VỀ CON ĐƯỜNG DIỆT KHỔ không? (Kinh Nikaya)
-- Có biết một vị A LA HÁN dù sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm cho mình đã làm xong nhưng vẫn còn phải nỗ lực đến như thế nào để thực hiện BỐN NHƯ Ý TÚC câu hữu với thần thông, chỉ nhằm một mục đích duy nhất là giúp người độ tha không?
Vậy, BỐN THIỀN của các bậc THÁNH THANH VĂN ấy phàm phu ở chỗ nào? Tiểu Thừa ở chỗ nào? ngoại đạo ở chỗ nào?
Ai mới chính là những kẻ ngoại đạo VỪA ĂN CƯỚP PHÁP VỪA LA LÀNG? Đâu mới chính là cái thứ “CÁO MƯỢN OAI HÙM”, lại còn thêm cái thói JUDAS mù loà phản Chúa; mới chỉ sờ được tí nhúm lông đuôi sư tử đã vội huênh hoang khoác lác rằng đã túm được cả bờm sư tử và ngồi trên lưng của nó?
Nhưng thực ra, dòng tộc giả danh Phật để đánh lừa con Phật, phá hoại Phật Pháp ngay từ bên trong, đã có từ khi Phật còn hiện tiền. Chính Đức Thế Tôn đã phải nhiều lần vạch mặt chỉ tên những con giả can tưởng mình là sư tử:
“Con giả can ghê tởm, Có tru sủa thế nào, Làm sao sánh bằng được, Tiếng rống con sư tử” (S.i,65).
“Chó rừng nhìn tự thân, Tự nghĩ là sư tử. Nó sủa tiếng chó rừng, Loại chó rừng đê tiện. Chó rừng sủa là ai? Ai rống tiếng sư tử” [Kinh Pàtika].
“Kẻ ngu si miệt thị, Giáo pháp bậc La Hán, Bậc Thánh, bậc chánh mạng. Chính do ác kiến này, Như quả loại cây lau, Mang quả tự hoại diệt” [PC 164]
Rõ ràng giữa tiếng gầm rống thực sự của sư tử và những tiếng sủa hùa theo quấy phá của bầy chó rừng, chỉ có những ai bị thống trị bởi truyền thống đô hộ của tôn giáo để phải trở thành những nô lệ cho chính tà tín của mình, mới không phân biệt được.
VII/ Cứu cánh chân lý chỉ có một không có hai
Con đường Đức Phật đã đi, đã tu chứng và đã giải thoát cũng chính là con đường Ngài dạy chúng ta đi, chúng ta tu chứng để chúng ta giải thoát. Chính vì lẽ đó Ngài mới gọi nó là ĐẠO ĐẾ tức CHÂN LÝ VỀ CON ĐƯỜNG DIỆT KHỔ.
Chân lý chỉ có một chứ không có hai. Nó phải đúng cho tất cả mọi người, nó mới được gọi là Chân Lý tức Đạo Đế. Nó phải đúng qua tất cả mọi thời đại, nó mới được gọi là Chân Lý tức Đạo Đế. Nó phải đúng ở bất kỳ nơi nào, nó mới được gọi là Chân Lý tức Đạo Đế. Thực tế đã là như thế, vậy Đức Phật còn phải dạy thêm cái “cứu cánh chân lý Niêm hoa vi tiếu trên núi Linh Thứu” nữa làm gì?
Rõ ràng đó chỉ là MÀN KỊCH CÂM của các ngoại học dựng lên, nhằm đưa tà pháp ăn xổi ở thì, tà định tu ngang chứng ngược vào thay thế cho Chánh Pháp, Chánh Định của Đức Phật để dễ bề thu hút thêm nhiều tín đồ, thực hiện mưu đồ giáo vương trong cuộc chiến tranh giành tông lập phái. Cho nên đằng sau Thiền Tông lại phải có thêm cái “Phật giáo võ lâm” là vì vậy.
Nếu biết vận dụng đúng THÂN HÀNH NIỆM và KHINH AN GIÁC CHI của Đức Phật, THÂN và TÂM bao giờ cũng được khoẻ mạnh, thời còn cần gì đến cái thứ vũ phu tay đấm chân đá chỉ giỏi đe nẹt thiên hạ như vậy.
Đối với nhiều người, Bồ Đề Đạt Ma còn là một ân nhân, đã ban cho Phật giáo cả một bí kíp võ công, biến các nhà sư Thiền Tông trở thành những kẻ giỏi đánh nhau hơn giỏi diệt trừ tham sân si. Kẻ đánh nhau giỏi nhất được phong làm phương trượng, trụ trì, đại sư, tổ sư.
Phật giáo võ lâm đã trở thành mảnh đất mầu mỡ cho những nhà văn, đạo diễn tha hồ dụng võ. Thật đau lòng khi nghe những người ngoại đạo mỉa mai khi họ xem những bộ phim công phu chém giết.
Với họ, dưới tài nghệ hư cấu của đạo diễn, Thiếu Lâm Tự có lúc đã trở thành cái lò đào tạo những con “gà chọi” lông vàng đầu trụi, có thể rửa bất kỳ mối hận nào, có thể trả bất cứ mối thù nào ngay cả đến thịt xương pha máu của kẻ thù cũng không hề nao núng.
Các SƯ VÕ có thể tranh giành cả cái chức bá chủ võ lâm trên chốn giang hồ, ngay cho dù có phải huy động toàn bộ môn đồ pháp quyến cũng sẵn sàng hy sinh trong cuộc chiến đấu một mất một còn cho cái dòng tộc tối tôn của mình.
Quả là “Pháp khí Đại thừa”! Thật là đại phước thay cho “Phật giáo tối thượng thừa”!
Nhưng cũng đáng tiếc làm sao! Bởi, nếu không có năm giới luật của Đức Phật trói cột thì với cái “pháp khí Đại thừa” ấy, với tấm gương “vô tâm như không” của Đạt Ma Hung Thần Quang, với hạnh nhắm mắt liều thân của Nhị Tổ Cuồng Tín, thời những con “gà chọi” với móng sắc cựa nhọn quyết cũng chẳng thua kém gì với “biệt đội tử thần SS” của phát-xít Hitler.
Đến lúc đó, mọi người sẽ biết được thế nào là cái “dòng tộc đẳng tối thượng Thiền Tông - Thiếu Lâm Tự”. Phật giáo tối thượng thừa hẳn đã có thêm những trang sử vàng chói lọi, được viết nên bằng máu của bao kẻ thù hạ liệt, kể cả máu của những tên phàm phu, tiểu thừa, ngoại đạo.
Cho nên, chẳng phí phạm chút nào khi từ bao đời nay người ta đã tốn biết bao nhang đèn để thờ lạy cho một đấng ân nhân như vậy!
VIII/ Màn kịch câm của những tay tổ bịp
Nhưng thôi, hãy cứ tạm lấy cái “MÀN KỊCH CÂM” trên núi Linh Thứu của những kẻ bịp bợm để luận trong tinh thần của Đạo Phật. Khi Đức Phật im lặng đưa cánh hoa sen lên, rồi sau đó truyền trao y bát cho ngài Ma Ha Ca Diếp, vị đại đệ tử số một nổi tiếng với thánh hạnh đầu đà; điều này có nghĩa Đức Phật muốn dạy cho các tổ sư Thiền Tông là phải lấy giới luật làm đầu.
Thế nhưng, qua 31 tổ sư Thiền Tông cùng với mớ kinh văn hổ lốn đồ sộ của họ, có được vị tổ sư nào, có được trang kinh văn nào xiển dương cho được đúng THÁNH GIỚI LUẬT của Đức Phật đâu?
Chỉ cần để mắt qua một chút, quan sát các vị Thiền sư đương thời trong một nếp sống vẫn còn mang nặng bản năng dục: ăn ngày 3 bữa, ngủ phi thời, sống trong những tư thất chật chội với những đồ ụa mửa của thế tục, có thể biết ngay họ cũng giống như các tổ sư Bà-la-môn Ấn Độ, Trung Hoa của họ, sẽ không bao giờ dám đụng đến đúng THÁNH GIỚI LUẬT của Đức Phật. Bởi, họ mà đụng đến đúng Thánh giới luật của Đức Phật, họ sẽ phải “há miệng mắc quai” ngay.
Để rồi lại lấp liếm theo kiểu của kẻ đã mù chữ lại còn mù cả giới luật: “Tâm bình không cần giữ giới”. Cái “tâm bình vô giới luật” của Huệ Năng cũng chính là cái “tâm không vô đạo đức” của Đạt Ma Hung Thần Quang, cũng chính là cái “tâm an vô trí tuệ” của Nhị Tổ Cuồng Tín và cũng chính là cái dòng “truyền tâm ấn” của 31 Tổ sư Thiền Tông.
Do vẫn còn bị bản năng dục chi phối nên các “giáo ngoại biệt truyền” đã không hiểu biết ý nghĩa cơ bản, nền tảng, quyết định của THÁNH GIỚI LUẬT đối với THÁNH THIỀN ĐỊNH. Tất cả cứ hè nhau “chẳng niệm thiện - niệm ác”, “biết vọng liền buông”; để rồi bỏ ngoài tai những lời dạy thiết thực của Đức Phật: GIỚI LUẬT Ở ĐÂU LÀ TRÍ TUỆ Ở ĐÓ, TRÍ TUỆ Ở ĐÂU LÀ GIỚI LUẬT Ở ĐÓ. GIỚI LUẬT CÒN LÀ ĐẠO TA CÒN, GIỚI LUẬT MẤT LÀ ĐẠO TA MẤT.
Lục Tổ mù-chữ-mù-giới, khi bị Thượng tọa Minh đuổi theo cướp giành lại y bát, đã không biết dạy cho Huệ Minh bài pháp căn bản đầu tiên của thiền định Đạo Phật là “Ưng vô ly dục, nhi sanh kỳ tuệ?”: Tâm không biết xuất ly khỏi lòng tham danh đắm lợi, mê say cái chức tổ sư thì trí tuệ thiền định phát sanh chỗ nào?
Huệ Năng đã không biết dựa vào THÂN HÀNH NIỆM để tỉnh giác lấy một niệm thiện tiêu diệt một niệm ác, thực hành CHÁNH NIỆM giúp tâm thanh tịnh, mà chỉ có một chiều cưỡng chế tâm “không nghĩ thiện, không nghĩ ác”, mọi vọng đều buông, thời kết quả tất yếu phải là “Ưng vô sở trụ, nhi sanh tưởng tâm”: Tâm không trụ vào đâu thời TƯỞNG sẽ phát sinh.
Còn Thượng tọa Minh cũng chỉ biết cắm đầu vâng dạ, hý hửng ôm cái “bản lai diện mục” cùng cái bản năng dục trở lui gót, dùi đục hành thiền.
Cho nên người ta mới có câu châm biếm: “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh” là vậy!
Những con nhà Thiền Tông đó cũng chỉ là những anh chàng hiệp sĩ DONKICHOTE NGỐC NGHẾCH, cứ ôm cái ảo tưởng sẽ chận đứng được bánh xe của cái cối xay gió vọng tưởng; trong khi cơn lốc của bản năng dục vẫn còn đầy ứ nơi cổ họng, ngập tràn nơi khoé mắt, dẫy đầy trong am thất, dù họ có tu đến vô lượng kiếp cũng chẳng bao giờ độ được hết “niệm chúng sanh”. Bởi lẽ, NIỆM thì cũng do DỤC mà ra.
IX/ Ngàn năm lừa bịp
Còn cái xác ướp khô của Huệ Năng có giá trị gì? Nói ngay, cả ngàn năm trước người cổ đại cũng đã làm được rồi. Thế giới cũng có nhiều những cái xác ướp khô như vậy.
Vả lại đã là định của vô thường thời làm gì có chuyện xác bất huỷ, cốt bất hoại ở đây. Có chăng cũng chỉ do những tay ĐỆ TỬ BỊP BỢM đã giúp cho Huệ Năng làm được chuyện đó mà thôi.
Như Đức Phật đã dạy rõ, trước sau nhân loại chỉ có CHÍN TRẠNG THÁI THIỀN ĐỊNH và được phân thành HAI HỆ THỐNG:
(1) Hệ thống Chánh Định Tứ Thiền Tứ Thánh Định cùng Diệt Thọ Tưởng Định của Đức Phật. Và
(2) Hệ thống Bốn thiền Vô sắc của ngoại đạo (Bao gồm: Hư Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ).
Bốn Thiền của Phật như bốn dấu chân của con KHỦNG LONG HÙNG VĨ, còn Diệt Thọ Tưởng Định ví như con KHỔNG TƯỚC NGOÀI HÀNH TINH. Bốn thiền Vô sắc như bốn dấu chân của con VOI CÁI LÙN THẤP, tất cả dấu chân của các con thú khác đều phải lọt thỏm trong những dấu chân này.
Từ cổ chí kim cũng đã có hàng triệu hàng triệu tu sĩ, dù họ tu theo bất kỳ pháp môn nào, nhưng nếu không đi đúng hướng Chánh Định - Tứ Thiền, Tứ Thánh Định của Đức Phật, họ cũng đều bị rơi vào tà định, tức hệ thống Bốn thiền vô sắc của ngoại học.
Thế nhưng vì họ đã không có được những tên đệ tử ma mãnh, quỷ quyệt nên họ đã không làm được cái chuyện nhục-thân-xác-ướp như ông “Tổ bịp” thứ sáu của Thiền Tông đã làm.
Còn nếu có ai đó dám hồ đồ nói rằng kiểu thiền nhục thân ấy là DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH, trước hết họ phải nhớ rằng, chỉ có duy nhất Đạo Phật với NIỆM LỰC của Pháp NHƯ LÝ TÁC Ý mà Thiền Tông đã cho là vọng tưởng, mới thực hiện được.
Hơn nữa, như kinh văn còn ghi lại, Diệt Thọ Tưởng Định là thứ kim cang bất hoại trước bất kỳ một sự huỷ hoại, thử thách nào. Vậy, Thiền Tông có dám đem cái xác ướp khô của Huệ Năng ra để chứng minh cho điều này không?
Một hành giả bình thường nhưng có chánh trí tuệ về thiền định cũng dám đưa đầu ra đánh cược với Thiền Tông rằng: chỉ cần một mồi lửa TRUNG THỰC thôi thì cái xác ướp khô của Huệ Năng cũng cháy rụi như một tên bù nhìn độn rơm.
(Việc thử nghiệm, nếu có, phải có sự chứng kiến của công chúng khách quan và hội đồng khoa học đáng tin cậy. Nếu không, mọi người lại bị lừa bịp lần nữa bởi các tay xảo thuật tôn giáo. Vả lại, thực tế cho thấy nhiều công trình khoa học đã chứng minh ‘nhục thân’ của các thiền sư thực ra chỉ là những xác ướp)
Hay, còn một thứ thiền định nào mà Lục Tổ mù-chữ-mù-giới đã chứng được nhưng Đức Phật chưa biết? Nếu thế, Huệ Năng đã giỏi hơn cả Đức Phật. Nhưng xin thưa, những con khỉ dù có ranh mãnh, lém lỉnh đến như thế nào, chúng cũng không bao giờ vượt được ra khỏi bàn tay của Đức Thế Tôn.
Một người có kinh nghiệm về CHÁNH THIỀN ĐỊNH nhìn vào “Pháp Bảo Đàn” sẽ thấy rõ ngay bộ mặt thật cái “bản lai diện mục” của Huệ Năng cũng chỉ mới dừng ở mức Hư Không Vô Biên Định như Bồ Đề Đạt Ma mà thôi.
Chính vì rơi vào tà định Hư Không Vô Biên Xứ và bị lường gạt bởi các tam tạng ngụy tạo, nên các tổ sư Thiền Tông một mặt vênh váo hỗn láo với Đức Phật, thế nhưng lại cúc cung bái lạy cái “Tánh Không” và Bát Nhã kinh tâm của các luận sư Bà La Môn gián điệp là vì vậy.
Cho nên, xét cho cùng cái thứ “thiền định nhục thân” đó chẳng qua cũng chỉ là một thứ THIỀN BỊP, không hơn không kém.
Lại nữa, một cái xác ướp khô như vậy nói lên được gì cho nền đạo đức nhân bản vĩ đại với hai chữ Từ Bi của Đức Phật, hay chỉ là màn quảng cáo bịp bợm nhằm phát triển tông môn, để rồi phải trở thành một sản phẩm thế tục cho kẻ đời sau lợi dụng kinh doanh cái thân xác đó, móc túi tiền của các du khách hiếu kỳ thích tìm cảm giác lạ. Một đệ tử Phật chân chính cho dù có thực hiện được thứ thiền định đó cũng chẳng thèm làm cái chuyện đê mạt như vậy.
Chừng nào còn cái “nhục thân” của Huệ Năng, chừng đó cái thân khô nhục nhã của Huệ Năng còn làm trò cười cho thiên hạ trước cái màn lừa bịp của những tên tiểu yêu trong tôn giáo! (Chính từ sự lừa bịp này đã dẫn đến những bất đồng nội bộ, nên Thiền Tông sau đời Huệ Năng đã phải tan đàn xẻ nghé như mọi người đều biết).
Chính vì vậy, trong các bản Kinh Pali Nguyên thuỷ, Đức Phật luôn nhắc các vị Tỳ-kheo, sau khi tu xong Tứ Thiền để tự độ giải thoát cho mình, còn phải tu chứng cả Bốn thiền vô sắc của ngoại đạo và Diệt Thọ Tưởng Định của Đức Phật để vừa biết cách giúp cho họ “hồi đầu thị ngạn”, “cải tà quy chánh”; vừa để lật tẩy những màn bịp bợm của họ.
Thế nhưng, đau đớn thay! Lời chánh biến tri của Đức Phật lại trở thành sự thật: Đạo của Ta thay vì trụ thế được một ngàn năm nhưng chỉ còn năm trăm năm (Kinh Gotami, Tăng Chi IIIa, trang 251).
Từ đó, đã không còn một vị tu sĩ nào giữ gìn đúng THÁNH GIỚI LUẬT, tu hành đúng THÁNH CHÁNH PHÁP của Đức Phật; nên mới để cho những tay ngoại đạo gián điệp “ăn cắp pháp” như Đại Thiên, Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Bồ Đề Đạt Ma, Phật Âm... tung hoành lừa bịp mọi người đến như vậy.
X/ Chân lý duy nhất Chánh Định – Tứ Thiền Tứ Thánh Định
Cũng trong các bản KINH NIKAYA và LUẬT PATIMOKKHA nguyên thuỷ còn ghi lại, Đức Phật đã định nghĩa rõ ràng TỨ THIỀN - TỨ THÁNH ĐỊNH là CHÁNH ĐỊNH. CHÁNH ĐỊNH là CHÁNH ĐẠO. CHÁNH ĐẠO là ĐẠO ĐẾ. Đạo Đế là CHÂN LÝ VỀ CON ĐƯỜNG DIỆT KHỔ, tức Chân Lý về con đường vượt qua sanh, già, bệnh, chết.
Chân lý chỉ có một chứ không có hai. Nó phải đúng cho tất cả mọi người, qua tất cả mọi thời đại và ở bất kỳ nơi đâu.
Vì vậy tất cả các loại thiền không phải TỨ THIỀN đều là tà thiền; tất cả các loại định không phải TỨ THÁNH ĐỊNH đều là tà định!
Chỉ có duy nhất TỨ THIỀN mới giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết; đoạn dứt sanh tử luân hồi!
Chỉ có duy nhất TỨ THIỀN mới chứng đắc được TAM MINH!
Chỉ có duy nhất TỨ THIỀN mới thể nhập được NIẾT BÀN!
Đó là CHÂN LÝ BẤT DI BẤT DỊCH không bao giờ thay đổi!
Những chúng sanh nào dám huỷ báng Chân Lý đó của Đức Phật thì một là kẻ điên, hai là thứ liệt tuệ, ba là bọn đại bịp, bốn là loài yêu quái.
Mang danh là đệ tử Phật nhưng lại phủ nhận hoặc lờ đi CHÂN LÝ CHÁNH ĐỊNH - TỨ THIỀN - TỨ THÁNH ĐỊNH của Đức Phật, xét cho cùng, đó cũng chỉ là một đám con nuôi, bụi đời, đi hoang.
Với mớ kinh văn, thiền ngữ, thiền khẩu, thiền đạo của tất cả các tổ sư Thiền Tông, kể cả các tổ sư của các tông phái khác đã chứng tỏ: không có một ai nhắc đến được cái đạo lộ duy nhất để làm chủ sanh, già, bệnh, chết; chứ đừng nói gì đến chuyện tu tập.
Ấy thế mà lại có biết bao nhiêu những câu chuyện về “sanh tử tự tại”, “an nhiên thu thần thị tịch”, “làm chủ sanh tử luân hồi”, rõ ràng có phải tất cả bọn họ chỉ là những ông “DÓC TỔ” của những huyền thoại bịp đời không?
Cho nên nếu quả thật là CHÂN LÝ có hai thì cái “Chân lý không văn tự tuyệt đối số 2” đó, Đức Phật chỉ dành cho những hạng đã tu hành lâu đời, đi bằng hai chân, nói được tiếng người nhưng lại là nửa yêu quái, nửa thú vật như con khỉ Ngộ Không, con heo Bát Giới, con thuỷ quái Sa Tăng, chứ dứt khoát không thể nào để dành cho con người.
Bởi lẽ, đối với loài người, dù căn tánh có thiên sai vạn biệt đến đâu, dù thời gian không gian có biến đổi như thế nào; CHÂN LÝ BAO GIỜ CŨNG CHỈ CÓ MỘT VÀ DUY NHẤT MỘT MÀ THÔI!
Với những ai có trí tuệ và hiểu biết sẽ không bao giờ dám đòi hỏi Đức Phật phải chia chẻ Cứu cánh Chân lý ra thành hai, thành ba, thành tám mươi bốn ngàn mảnh được. Và nếu như có ông “Phật” nào làm được như thế, đó chính là những ông “Phật” của bọn yêu quái, đã giả dạng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để dụ dỗ và lường gạt những tu sĩ ngây thơ như Đường Tăng, những cư sĩ nhẹ dạ như bà Vi Đề Hi trong kinh A Di Đà sớ sao.
Các Phật tử nghĩ như thế nào trước ân đức vô lượng của Đấng Từ Bi, một Thái tử dám từ chối cả ngôi vua; dứt ruột mình chia tay với gia đình, với hoàng tộc; sáu năm trời khổ hạnh tu dở sống dở chết, để rồi khi tìm ra CHÂN LÝ CỨU KHỔ CHO NHÂN LOẠI lại bị bọn đệ tử giả danh xé toạc, phỉ báng, chế nhạo, lừa bịp khiến cho không biết bao nhiêu những người con của Ngài tu hành suốt cả một cuộc đời nhưng cũng chẳng được gì.
Để rồi cuối cùng, nếu họ không muốn trở thành những kẻ bịp bợm thì cũng đành phải im lặng ra đi với mớ tam tạng ngụy tạo và thứ khẩu thiền nửa khùng, nửa dại.
Và còn bao nhiêu người nữa đây? Nếu họ cũng là những người thân thương của quý vị, cũng dám dứt ruột mình chia tay với quý vị, cũng dám liều mình đốt đầu, công phu thiền định trong những am thất trống không, nỗ lực ngày đêm tri vọng; để rồi cuối cùng vô vọng vẫn hoàn vô vọng.
Thấy như vậy, biết như vậy, quý vị có đau lòng không? Quý vị có nhức nhối không?
Nghĩ đến họ, khi viết những dòng này, chúng tôi chỉ còn thiếu những giọt nước mắt mà thôi!
XI/ Cứu Chánh Pháp, Chánh Pháp soi đường cứu thoát
Đến đây, để kết thúc cho bài điếu văn dành cho Thiền Tông - Phật giáo võ lâm, chúng tôi xin nhắc lại những lời cảnh báo của Đức Phật, Ngài đã dạy: “Bát tà đạo là con đường nguy hiểm” (Trung Bộ I, trang 267).
Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định nguy hiểm, bởi lẽ, kẻ bị đẩy xuống hố mà không biết mình lọt hố, người bị dẫn sai đường mà cứ tưởng mình đi đúng đường; để rồi kẻ ôm tà kiến chỉ có hai sanh thú: địa ngục hoặc bàng sanh.
Hơn ai hết, với trí tuệ Tam Minh, Đức Phật biết rất rõ tôn giáo là mảnh đất mầu mỡ cho những tên đại bịp trổ ngón nghề bịp bợm, nên Ngài cũng đã chánh biến tri cảnh giác tất cả chúng ta:
“Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.” (Tăng Chi Bộ Kinh I, trang 337-8).
Những người con Phật phải tin vào đâu? Phải tin vào ai? Những người con Phật phải tin vào đúng Thánh Giới Luật và đúng Thánh Chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Họ phải lấy hai Thánh Tạng này làm người thầy, làm chỗ nương tựa y chỉ.
Họ phải tin vào Đạo Đế, tức Chân Lý Vĩnh Hằng Về Con Đường Diệt Khổ, tức Tám Chánh Đạo cùng Bốn Thánh Định của 37 Phẩm Trợ Đạo; và họ cũng phải biết tự tin nơi chính mình, tự mình là ngọn đèn, tự mình là hòn đảo và cũng phải tự mình thắp đuốc lên mà đi.
Nếu không làm được điều đó, các Phật tử hãy coi chừng kẻo lại trở thành những Huệ Khả, kẻ cuồng tín bị lừa ôm pháp giả; hoặc những Đường Tăng, kẻ ngây thơ bị lừa ôm kinh giả, trong những tôn giáo của mình.
Xin mọi người hãy nhớ thêm rằng chỉ có sư tử mới đẻ được ra sư tử, chứ chẳng bao giờ sư tử đẻ ra cẩu hoang. Và cũng chỉ có cẩu hoang mới đẻ ra cẩu hoang, chứ chẳng bao giờ cẩu hoang đẻ được ra sư tử.
Thế nhưng, cũng đã có chuyện, một con cẩu hoang đội lốt sư tử cha nên đã dụ dỗ được cả bầy sư tử con học đòi theo tiếng sủa oăng oẳng của loài chó rừng, để rồi hàng ngàn năm qua người ta đã không còn được nghe tiếng rống thật sự của loài sư tử nơi những cánh rừng phương Bắc.
Chuyện thật đau lòng!
Hãy xương minh Chánh Pháp để cứu cho những người thân thương cùng muốn sanh ra từ miệng Như Lai! Đó là đạo Từ Bi!
Có hộ trì Chánh Pháp, mới được Chánh Pháp hộ trì cứu thoát; giao duyên với pháp tà tất sẽ bị pháp tà cuốn trôi. Đó là luật nhân quả!
Và để Chánh Pháp trường tồn, những người con Phật phải tiếp tục duy trì Pháp âm TỪ BI và NHÂN QUẢ do chính Đức Thế Tôn chỉ bày:
“Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, chặn đứng cả văn và nghĩa, bằng cách NẮM GIỮ SAI LẠC CÁC KINH ĐIỂN và những VĂN TỰ THÍCH ỨNG, thì những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chịu trách nhiệm về BẤT HẠNH cho đa số, KHÔNG AN LẠC cho đa số, KHÔNG LỢI ÍCH cho đa số, BẤT HẠNH, ĐAU KHỔ cho chư Thiên và loài Người. Ngoài ra, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chất chứa nhiều VÔ PHƯỚC làm cho DIỆU PHÁP BIẾN MẤT.
Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, tùy thuận cả văn và nghĩa, bằng cách NẮM GIỮ ĐÚNG ĐẮN CÁC KINH ĐIỂN và những VĂN TỰ THÍCH ỨNG, thì những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chịu trách nhiệm về HẠNH PHÚC cho đa số, AN LẠC cho đa số, LỢI ÍCH cho đa số, HẠNH PHÚC, VÀ AN LẠC cho chư Thiên và loài Người. Ngoài ra, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chất chứa NHIỀU PHƯỚC ĐỨC, làm cho DIỆU PHÁP AN TRÚ” (Tăng Chi)
“Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, chặn đứng cả văn và nghĩa, bằng cách NẮM GIỮ SAI LẠC CÁC KINH ĐIỂN và những VĂN TỰ THÍCH ỨNG, thì những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chịu trách nhiệm về BẤT HẠNH cho đa số, KHÔNG AN LẠC cho đa số, KHÔNG LỢI ÍCH cho đa số, BẤT HẠNH, ĐAU KHỔ cho chư Thiên và loài Người. Ngoài ra, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chất chứa nhiều VÔ PHƯỚC làm cho DIỆU PHÁP BIẾN MẤT.
Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, tùy thuận cả văn và nghĩa, bằng cách NẮM GIỮ ĐÚNG ĐẮN CÁC KINH ĐIỂN và những VĂN TỰ THÍCH ỨNG, thì những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chịu trách nhiệm về HẠNH PHÚC cho đa số, AN LẠC cho đa số, LỢI ÍCH cho đa số, HẠNH PHÚC, VÀ AN LẠC cho chư Thiên và loài Người. Ngoài ra, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chất chứa NHIỀU PHƯỚC ĐỨC, làm cho DIỆU PHÁP AN TRÚ” (Tăng Chi)
NAM MÔ ĐỨC NHƯ LAI - A LA HÁN CHÁNH ĐẲNG GIÁC - ỨNG CÚNG - CHÁNH BIẾN TRI - MINH HẠNH TÚC - THIỆN THỆ - THẾ GIAN GIẢI - VÔ THƯỢNG SĨ - ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU - THIÊN NHÂN SƯ - PHẬT - THẾ TÔN
%%%
Tham khảo:
1) -- “Ở đây, này Tỷ-kheo, Bậc Hiền trí, Ðại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Bậc Hiền trí, Ðại tuệ” (Trích kinh “Con Đường Sai Lạc”, Tăng Chi 2, Chương 4, Phẩm Chiến Sĩ, tr. 159)
] Ý kiến: Huệ Khả tự chặt tay có làm hại mình không? Bồ Đề Đạt Ma thản nhiên tọa thị cho Huệ Khả tự hủy hoại mình như vậy có hại người không? Cả hai có là Bậc Hiền trí, Đại tuệ không? Cả hai có nêu những tấm gương hại mình hại người cho những kẻ tin theo không?
2) -- “Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, người tinh cần tinh tấn sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết” (Tăng Chi 1, Chương 1, trang 73)
3) Trích kinh Devadaha, số 101, TB3. Đức Thế Tôn hỏi ngoại đạo: "- Chư Hiền Nigantha, các Ông nghĩ thế nào? Khi các Ông tha thiết tinh tấn, tha thiết tinh cần, trong khi ấy có phải các Ông thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ? Còn trong khi các Ông không tha thiết tinh tấn, không tha thiết tinh cần, trong khi ấy có phải các Ông không thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ?
"- Thưa Hiền giả Gotama, khi chúng tôi tha thiết tinh tấn, tha thiết tinh cần, trong khi ấy chúng tôi thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ. Còn trong khi chúng tôi không tha thiết tinh tấn, không tha thiết tinh cần, trong khi ấy chúng tôi không thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ”
] Ý kiến: Huệ Khả theo “giáo ngoại biệt truyền” càng tinh tấn chặt tay càng sống đau khổ, vậy pháp của Bồ Đề Đạt Ma có vụng thuyết không? Bồ Đề Đạt Ma và Huệ Khả có giống các Nigantha không? Ngược lại các Thanh Văn Tỳ-kheo càng tinh tấn, càng an vui hỷ lạc cả thân lẫn tâm, vậy Chánh Pháp Nguyên thủy có khéo thuyết không?
4) Trích kinh Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, TB3, 110: “Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh suy tư như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh suy nghĩ tự làm hại mình, suy nghĩ làm hại người khác, suy nghĩ làm hại cả hai.. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh suy tư như người bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh tư lường như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh tư lường tự làm hại mình, tư lường làm hại người, tư lường làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh tư lường như người bất chánh.
...Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là người chơn chánh suy tư như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh không suy nghĩ tự làm hại mình, không suy nghĩ làm hại người khác, không suy nghĩ làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh suy tư như người chơn chánh.
Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là người chơn chánh tư lường như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh không tư lường tự làm hại mình, không tư lường làm hại người khác, không tư lường làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh tư lường như người chơn chánh?”
] Ý kiến: Huệ Khả tự làm hại mình. Bồ Đề Đạt Ma mãn ý với việc đó chẳng khác nào cổ vũ những kẻ tin theo tự làm hại mình, như vậy là làm hại người. Có không ít Thiền sư noi gương Sơ Tổ Đạt Ma và Nhị Tổ Huệ Khả, đua nhau hành hạ xác thân, ăn dơ ở dị. Đã thế, nhiều Thiền sư do tu hành sai pháp nên rơi đã vào định tưởng, nói năng dị hợm, hành tung quái đản, nửa điên nửa khùng. Thế nhưng lắm kẻ tin theo cứ ngỡ tưởng ‘các ngài’ đã chứng đắc được điều siêu việt.
Rõ ràng giòng giống “bất lập văn tự” nếu có suy tư đã suy tư như người bất chánh. Nếu họ có tư lường, đã tư lường như người bất chánh. Nếu họ có hành động, đã hành động như người bất chánh.
Ngược lại các Tỳ-kheo Thanh Văn biết y theo lời Phật không làm hại mình, không làm hại người, không làm hại cả hai, để trở thành những người chân chánh. Ấy thế mà đám “giáo ngoại biệt truyền” dám lên mặt chê họ là thứ “chồi khô mộng lép, tiêu nha bại chủng”, là thứ phàm phu, tiểu thừa, chấp thủ (sic) Chẳng trách chi người đời kháo nhau “Thế gian chẳng sợ anh hùng. Thế gian chỉ sợ thằng khùng thằng điên”.
5) Trích kinh Vô Minh (S.v,1): “Khi nào vô minh dẫn đầu, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thành tựu các pháp bất thiện, thời vô tàm, vô quý nối tiếp theo. Với kẻ bị vô minh chi phối, vô trí, này các Tỷ-kheo, tà kiến sanh. Ðối với kẻ có tà kiến, tà tư duy sanh. Ðối với kẻ có tà tư duy, tà ngữ sanh. Ðối với kẻ có tà ngữ, tà nghiệp sanh. Ðối với kẻ có tà nghiệp, tà mạng sanh. Ðối với kẻ có tà mạng, tà tinh tấn sanh. Ðối với kẻ có tà tinh tấn, tà niệm sanh. Ðối với kẻ có tà niệm, tà định sanh”
] Ý kiến: Với sơ tổ Đạt Ma và nhị tổ Huệ Khả tà tinh tấn rành rành như vậy, cho nên trong dòng Thiền Tông mới nảy nòi ra các tà niệm: “Bụt là cục kít khô”, “con chó có Bụt tánh”, “gặp Bụt giết Bụt, gặp Tổ giết Tổ”, “con khỉ cũng thành Bụt”, “Tâm bình không cần giữ giới”…
Với các tà niệm như thế hẳn phải sanh ra tà thiền, tà định chứ làm sao chánh thiền, chánh định cho được.
Rõ ràng tà tinh tấn ấy là do tà mạng, tà nghiệp, tà tà ngữ, tà tư duy, tà kiến và vô minh sanh ra. Dứt khoát Thiền Tông Trung Hoa là tà ngoại giáo biệt truyền rồi!!!
6) Trích kinh Năm và Ba (TB3, 102): “Chắc chắn vị Ðại đức này tuyên bố con đường thích hợp đưa đến Niết-bàn. Nhưng vị Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này khởi lên chấp thủ...”
] Ý kiến: Cũng vậy, chắc chắn Bồ Đề Đạt Ma cũng tuyên bố con đường thích hợp đưa đến Niết-bàn, cho nên mới có chuyện ‘trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật’. Nhưng vị Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này khởi lên chấp thủ....
Thiền Tông không chấp thủ ư? Lầm to! Chỉ có Thiền Tông mới có chuyện biệt truyền y bát, biệt truyền bí kíp võ công, từ đây mới sanh ra chuyện tranh giành nhau y bát để được làm Tổ, chém giết nhau đoạt bí kíp võ công để làm phương trượng, trụ trì, giáo chủ. Điều này có nghĩa các “ngoại giáo” đã biệt truyền nhau chấp thủ các ác bất thiện pháp còn hơn cả bọn phàm phu tục tử ngoài đời.
Nhưng nói vậy cũng oan cho Thiền Tông, vì họ cũng có vô chấp, phá chấp. Họ vô chấp cái gì? Họ phá chấp thế nào? Họ vô chấp giới hạnh theo kiểu Lục Tổ “tâm bình không cần giữ giới”. Cho nên họ tán thán tổ Nam Tuyền dám phá chấp chém mèo. Không ít Thiền sư ca ngợi Tế Điên Tăng ăn thịt chó, uống rượu, lộn nhào khoe chỗ kín… Họ vô chấp giới hạnh, vô chấp sát sanh, vô chấp uống rượu, vô chấp thịt chó. Quả là Thiền Tông phá chấp không thua các đồ tể, bợm nhậu ngoài đời.
7) Trích kinh Golaka Moggallàna (TB3, 108): Lời ngài Ananda, vị tôn giả được các nhà Thiền Tông xem là Tổ thứ hai: “- Này Bà-la-môn, không có một vị Tỷ-kheo nào được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông sẽ y chỉ vị này”
...Này Bà-la-môn, Thế Tôn ấy không tán thán tất cả Thiền định, không không tán thán tất cả Thiền định. Và này Bà-la-môn, loại Thiền định nào Thế Tôn ấy không tán thán? Ở đây, này Bà-la-môn, một số vị sống với tâm thấm nhuần dục tham, bị dục tham chi phối, và không như thật biết sự giải thoát khỏi dục tham đã được khởi lên. Vị ấy lấy dục tham làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập.
Vị ấy sống với tâm thấm nhuần sân hận, bị sân hận chi phối, và không như thật biết sự giải thoát khỏi sân hận đã được khởi lên. Vị ấy lấy sân hận làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập.
Vị ấy sống với tâm thấm nhuần hôn trầm thụy miên, bị hôn trầm thụy miên chi phối, và không như thật biết sự giải thoát khỏi hôn trầm thụy miên đã được khởi lên. Vị ấy lấy hôn trầm thụy miên làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập.
Vị ấy sống với tâm thấm nhuần trạo hối, bị trạo hối chi phối và không như thật biết sự giải thoát khỏi trạo hối đã được khởi lên. Vị ấy lấy trạo hối làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập.
Vị ấy sống với tâm thấm nhuần nghi hoặc, bị nghi hoặc chi phối và không như thật biết sự giải thoát khỏi nghi hoặc đã được khởi lên. Vị ấy lấy nghi hoặc làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Này Bà-la-môn, Thế Tôn ấy không tán thán loại Thiền định như vậy.
Và này Bà-la-môn, loại Thiền định nào Thế Tôn ấy tán thán? Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Bà-la-môn, loại Thiền như vậy, Thế Tôn ấy tán thán”
] Ý kiến: Chính ngài Ananda đã khẳng định “không có một vị Tỷ-kheo nàođược Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông sẽ y chỉ vị này”; ấy thế mà các cao thủ Phật giáo võ lâm đời sau bắt ngài làm “Nhị Tổ”, Đại Ca Diếp làm “Sơ Tổ” để rồi đẻ ra Bồ Đề Đạt Ma làm “Ngoại Tổ”. Tất cả đã bị “tẩu hỏa nhập ma” hết rồi!
Chính Đức Thế Tôn trước sau chỉ tán thánh Tứ Thiền dựa trên sự tận trừ năm triền cái tham - sân - hôn trầm thùy miên - trạo hối và nghi. Nhưng các “giáo ngoại biệt truyền” lại nghếch mặt chê bai phủ nhận Thánh Chánh Định là phàm phu thiền, tiểu thừa thiền, ngoại đạo thiền; để rồi đua nhau tập đấm đá kiếm côn oánh lộn! Các Thánh Tăng A La Hán nếu có tái sanh chắc cũng phải lắc đầu lánh xa vạn dặm.
8) Trích kinh Trên Tất Cả, Tăng Chi tập 3, Chương 6, III. Phẩm Trên Tất Cả
“…Còn học tập vô thượng là gì?
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người học tập về voi, học tập về ngựa, học tập về xe, học tập về cung pháp, học tập về kiếm pháp, học tập về các nghề cao thấp sai biệt hay học tập theo các Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến, tà hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây là có học tập hay không?
Ta nói rằng: "Ðây là không học tập". Học tập ấy, này các Tỷ-kheo, là hạ liệt, là hèn hạ, là phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Này các Tỷ-kheo, ai học tập Tăng Thượng Giới, học tập Tăng Thượng Định, học tập Tăng Thượng Tuệ trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín, này các Tỷ-kheo, đây là học tập vô thượng, đưa đến thanh tịnh cho các loài chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là học tập Tăng Thượng Giới, học tập Tăng Thượng Định, học tập Tăng Thượng Tuệ trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là học tập vô thượng, đây là thấy vô thượng, nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, học tập vô thượng”.
] Ý kiến: Theo đây nhiều tu sĩ đã có phước xuất gia nhưng lại quay lưng với ba pháp tu Giới - tu Định - tu Tuệ của Đức Phật để chối từ giải thoát. Các Tăng Ni đua nhau đi học võ đánh nhau, học làm bánh, học cắm hoa, học làm giàu, học đủ thứ… khiến nhiều người kháo nhau “võ sư tử không học, đi học võ chó”! Nghe khiếp quá!
9) Trích kinh Mười Lực (Tạp 14.6 Thập Lực, Ðại 2,98a) (S.ii,28)
1). .. Trú Tại Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, Như Lai đầy đủ Mười Lực, Bốn Vô Sở Úy, tự nhận vị trí Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử giữa hội chúng, chuyển Pháp Luân...
3-4). ..
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Pháp được Ta khéo thuyết, hiển thị, khai thị, hiển lộ, các buộc ràng được cắt đoạn.
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, với Pháp được Ta khéo thuyết, hiển thị, khai thị, hiển lộ, các buộc ràng được cắt đoạn, thật là đủ cho Thiện nam tử do lòng tin xuất gia có thể bắt đầu tinh tấn (hành trì và nguyện). Như vậy, này các Tỷ-kheo, với Pháp được Ta khéo thuyết, hiển thị, hiển lộ các buộc ràng được cắt đoạn.
Chắc chắn dầu chỉ còn lại da, gân và xương trên thân, dầu thịt, máu trở thành khô cạn, mong rằng tinh tấn lực, sẽ được kiên trì để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu lực, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng.
7) Khổ thay, này các Tỷ-kheo, là người sống biếng nhác, dính đầy các pháp ác, bất thiện và mục đích lớn bị suy giảm! An lạc thay, này các Tỷ-kheo, là người sống tinh cần, tinh tấn, viễn ly các ác, bất thiện pháp, và mục đích lớn được viên mãn!
8) Này các Tỷ-kheo, không phải với cái hạ liệt có thể đạt được cái cao thượng. Này các Tỷ-kheo, phải với cái cao thượng mới đạt được cái cao thượng. Ðáng được tán thán, này các Tỷ-kheo, là Phạm hạnh này với sự có mặt của bậc Ðạo Sư. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy tinh tấn lên để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
9) Có vậy, sự xuất gia này của chúng ta sẽ không phải trống không, có kết quả, có thành tích (Sa udrayà). Và những vật dụng chúng ta thọ dụng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, thuốc trị bệnh, dầu cho những thứ này là khiêm tốn (vokàrà), đối với chúng ta sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn.
10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập. Này các Tỷ-kheo, thấy được tự lợi là vừa đủ để tinh tấn không phóng dật. Hay này các Tỷ-kheo, khi thấy lợi tha là vừa đủ để tinh tấn, không phóng dật. Hay này các Tỷ-kheo, thấy lợi cả hai, là vừa đủ để tinh tấn, không phóng dật.
] Ý kiến: Ai hiểu được đoạn kinh trên sẽ hiểu thêm chỉ có kẻ ngu mới hống hách nghĩ rằng các tỳ-kheo Thanh Văn Tiểu Thừa là thứ “chồi khô mộng lép”, là loại “bại chủng tiêu nha”, yếu hèn khiếp nhược.
Trái lại Bậc Hiền trí, Đại tuệ giống như loài sư tử oai dũng và khôn ngoan, chứ không như những con bò cứ thấy màu đỏ là húc, cứ thấy khổ hạnh là nhắm mắt lao vào để chứng tỏ mình… liều thân.
10) Trích kinh Sonadanda, số 4, Trường Bộ 1. Chính Đức Thế Tôn đã xác chứng cho Bà-la-môn Sonadanda: “ - Thật như vậy, này Bà-la-môn. Này Bà-la-môn, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời”
] Ý kiến: Xin mạn phép giải rộng đoạn kinh trên để gửi đến những ai thích nhắm mắt phá chấp phá luật, thích làm hại mình hại người: “- Thật như vậy, này Phá luật tử. Này Phá luật tử, tà tuệ được phá giới hạnh làm cho bất tịnh, phá giới hạnh được tà tuệ làm cho bất tịnh. Chỗ nào có phá giới hạnh, chỗ ấy có tà tuệ; chỗ nào có tà tuệ, chỗ ấy có phá giới hạnh. Người phá giới hạnh nhất định có tà tuệ; người có tà tuệ nhất định có phá giới hạnh. Phá giới hạnh và tà tuệ được xem là tối hạ liệt ở trên đời”
11) “Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Như Lai chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ” (số 22, Trung Bộ 1).
12) “Vô thỉ, này các Tỷ-kheo, là sự luân chuyển, khởi điểm không thể nêu rõ, đối với (những đau khổ) do bị thương đâm, do bị kiếm chém, do bị búa chặt. Dầu vậy đi chăng nữa, này các Tỷ-kheo, Ta cũng không tuyên bố rằng nhờ khổ và ưu mà bốn Thánh đế được chứng ngộ. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng nhờ lạc và hỷ mà bốn Thánh đế được chứng ngộ.” (S.v,440)
] Ý kiến: Như Lai trước sau chỉ nói khổ và diệt khổ, còn Bồ Đề Đạt Ma và Huệ Khả chỉ biết diệt văn tự, diệt chánh truyền và diệt… tay chân.
Đời đã quá khổ lại còn truyền dạy thêm khổ ưu vì chặt tay, khổ ưu vì dầm mình giữa tuyết giá, khổ ưu vì bị nện Thiền trượng thì Ác Ma cũng truyền được, và nó là Liệt đế chứ Thánh đế cái nỗi gì! Đời đã quá khổ, phải cứu đời bằng diệu pháp lạc hỷ mới xứng đáng là Thánh Đế, Thánh Nhân, Thánh Pháp chứ!
13) - Trích kinh Tự Hoan Hỷ, số 28, Trường Bộ 2:
Tôn giả Xá Lợi Phất trình với Đức Phật:
“11. Lại nữa, bạch Thế Tôn, điểm này thật là vô thượng: Thế Tôn thuyết pháp về vấn đề tiến bộ trong sự tu hành (Patipāda = đạo hành). Bạch Thế Tôn, có bốn loại đạo hành như thế này: Hành trì khổ chứng ngộ chậm, hành trì khổ chứng ngộ mau, hành trì lạc chứng ngộ chậm, hành trì lạc chứng ngộ mau.
Bạch Thế Tôn, ở đây, thế này là hành trì khổ, chứng ngộ chậm. Bạch Thế Tôn, sự hành trì cả hai phương diện đều được xem là hạ liệt, vừa khổ vừa chậm.
Bạch Thế Tôn, ở đây, thế này là hành trì khổ, chứng ngộ mau. Bạch Thế Tôn, sự hành trì này vì khổ nên được gọi là hạ liệt.
Bạch Thế Tôn, ở đây, thế này là hành trì lạc, chứng ngộ chậm. Bạch Thế Tôn, sự hành trì này vì chậm nên được gọi là hạ liệt.
Bạch Thế Tôn, ở đây, thế này là hành trì lạc, chứng ngộ mau. Bạch Thế Tôn sự hành trì này cả hai phương diện đều được xem là cao thượng, vừa lạc vừa mau.
Bạch Thế Tôn, như vậy là tối thượng về vấn đề đạo hành (tiến bộ trên đường tu hành).
...
20... Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không có đam mê các dục lạc, dục lạc này là đê tiện, hèn hạ, thuộc phàm phu, không xứng bậc Thánh, không có lợi ích. Thế Tôn cũng không đam mê tu hành khổ hạnh, khổ hạnh này là khổ, không xứng bậc Thánh, không có lợi ích. Thế Tôn có thể đạt được nếu Ngài muốn, một cách dễ dàng, một cách đầy đủ, sự hạnh phúc ngay trong hiện tại, do bốn Thiền định đem lại.”
] Ý kiến: Theo trên, sự hành trì tu tập nào dù nhanh hay chậm nhưng phải chịu khổ đau đều bị Đức Thế Tôn chê là hạ liệt vì nó gây đau khổ. Đây là lối tu hành của kẻ phàm phu tục tử.
Những ai noi theo đạo lộ của các ‘Tổ chặt tay’, ‘Tổ giã gạo’, ‘Tổ hành xác’; hãy xem lại các ngài tu hành khổ sở như vậy, có bị Đức Phật chê là hạ liệt không?
Họ hãy đọc lại Chánh Định tức Bốn Thiền - Bốn Thánh Định của Đức Phật, được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong kinh luật gốc, để biết tu theo đúng lời Phật, để thấy rõ đầy đủ hỷ lạc từ đầu tới cuối, cả đời này lẫn đời sau.
“Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ.
Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.
Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.”
Như vậy ai ngu? Ai trí? Ai thắng? Ai liệt? Hành đạo nào vừa hỷ vừa lạc? Hành đạo nào vừa khổ vừa ưu? Hành đạo nào thắng? Hành đạo nào liệt?
Rõ ràng chỉ có đại si mê cuồng tín mới còn dám tin theo ‘giáo ngoại biệt truyền’.
14) - Trích Tạng Luật, tập 2, Đại phẩm, chương Da thú (Cammakkhandhakam):
“Rồi Soṇa Koḷivisa đã được xuất gia với Đức Thế Tôn và đã được tu lên bậc trên. Và khi đã được tu lên bậc trên không bao lâu, đại đức Soṇa sống ở khu rừng Sīta. Trong khi vị ấy đang đi kinh hành với sự tinh tấn nỗ lực cao, các bàn chân đã bị rách. Đường kinh hành trở nên vấy đầy máu như là chỗ giết trâu bò.
Sau đó, đại đức Soṇa trong lúc thiền tịnh ở nơi thanh vắng có ý nghĩ suy tầm như vầy đã sanh khởi: “Ta là một trong số các vị đệ tử của Đức Thế Tôn sống có sự tinh tấn nỗ lực cao, nhưng tâm của ta vẫn còn chấp thủ và không được giải thoát khỏi các lậu hoặc. Hơn nữa, ở gia đình của ta lại có các tài sản, có thể thọ dụng những tài sản (ấy) và làm các việc phước báu; hay là ta nên quay về cuộc sống thấp kém rồi thọ dụng những tài sản (ấy) và làm các việc phước báu?”
Khi ấy, sau khi dùng tâm biết được ý nghĩ suy tầm của đại đức Soṇa, rồi giống như người đàn ông có sức mạnh có thể duỗi ra cánh tay đã được co lại hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, tương tợ như thế Đức Thế Tôn đã biến mất tại núi Gijjhakūṭa và hiện ra ở khu rừng Sīta.
Sau đó, trong khi cùng với nhiều vị Tỳ-khưu đi dạo quanh các chỗ trú ngụ, Đức Thế Tôn đã đi đến đường kinh hành của đại đức Soṇa. Đức Thế Tôn đã nhìn thấy đường kinh hành của đại đức Soṇa bị vấy đầy máu, sau khi nhìn thấy đã nói với các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Tỳ-khưu, đường kinh hành này của vị nào lại bị vấy đầy máu giống như là chỗ giết trâu bò vậy?” (Theo bản dịch của TK Nguyệt Thiên)
] Ý kiến: Người đọc hãy tự mình hình dung và tự nghĩ thử xem Đức Thế Tôn sẽ nói gì khi thấy Huệ Khả tinh tấn chặt tay, thân vấy đầy máu; còn Bồ Đề Đạt Ma lại khoái chí mỉm cười. Ai nghĩ đúng được thưởng cõi Trời, cõi Thiện lành, cõi Chánh an vui giải thoát.
Phạm Thiên Cula-Vajjiyamàhita
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét